TÀI KHOẢN VỆ TINH DU LỊCH
Chợ nổi Cần Thơ (Ảnh: Chuyên trang du lịch Travel Off Path của Mỹ)
Bảng 6 TSA phản ánh:
Dựa vào bảng 6 trong tài khoản vệ tinh du lịch có thể so sánh và đánh giá được sự chênh lệch giữa cung và cầu hoạt động du lịch về từng loại sản phẩm du lịch, tính toán được giá trị tăng thêm của các ngành thuộc lĩnh vực du lịch, qua đó đánh giá được đóng góp của các ngành thuộc lĩnh vực du lịch trong tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế quốc dân.
Với mỗi ngành sản phẩm, có thể lấy ra một phần ước tính của tổng giá trị gia tăng của ngành đó (với các mức giá gốc), tương ứng với sự đóng góp của đầu ra của ngành vào tổng tiêu dùng du lịch quốc tế, và có thể làm gia tăng các giá trị này trong tất cả các ngành, bao gồm cả ngành du lịch và các ngành khác. Số tiền của tất cả các phần giá trị gia tăng này trong tất cả các ngành, được gọi là tổng giá trị gia tăng trực tiếp của du lịch (TDGVA).
Tổng sản phẩm trong nước trực tiếp của du lịch (TDGDP) được tính bằng Tổng giá trị tăng thêm trực tiếp của du lịch (TDGVA) cộng với các loại thuế trừ trợ cấp đối với các sản phẩm và hàng nhập khẩu liên quan đến các sản phẩm du lịch, sử dụng phần tương ứng đối với mỗi sản phẩm (trừ các loại hàng hóa mà phần đó chỉ liên quan đến các biên độ bán lẻ).
Bảng 6 TSA có cấu trúc như sau:
Các hàng của bảng 6 tương tự như các hàng của bảng 5, nghĩa là các hàng phía trên phản ánh giá trị sản xuất (đầu ra) chia theo sản phẩm du lịch. Các hàng tiếp theo cho biết giá trị tiêu dùng trung gian (đầu vào). Và phần cuối là giá trị tăng thêm được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa giá trị sản xuất và tiêu dùng trung gian. Thêm nữa, các thông tin ở đây gồm thông tin về nhập khẩu, thuế, trợ cấp, lợi nhuận thương mại nhằm xem xét quá trình chuyển đổi giữa nguồn cung theo giá cơ bản và tiêu dùng theo giá hiện hành.
Bảng 6 được hình thành bằng việc liên kết tổng nguồn cung của các sản phẩm (đã tính trong Bảng 5) với tổng tiêu dùng du lịch của sản phẩm này (được thu thập trong Bảng 4), từ đó sẽ tính được tỷ lệ tiêu dùng du lịch trong mỗi ngành sản phẩm. Áp dụng tỷ lệ này đối với dữ liệu nguồn cung của mỗi ngành sản phẩm tương ứng sẽ tính được giá trị tiêu dùng bởi khách du lịch trong mỗi ngành. Đây được coi như là tỷ lệ du lịch của nguồn cung.
Để tính toán tổng giá trị tăng thêm, phải tính toán tỷ lệ tiêu dùng trung gian của du lịch và giá trị tăng thêm dựa vào tỷ lệ du lịch của nguồn cung. Bằng việc thêm tỷ lệ du lịch trong giá trị tăng thêm của mỗi ngành sản phẩm, sẽ tính được tổng giá trị tăng thêm của du lịch trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, tổng giá trị tăng thêm của du lịch bao gồm giá trị tăng thêm của các ngành liên quan đến du lịch, nhưng chỉ gồm giá trị tăng thêm thực sự do khách du lịch tiêu dùng trong các ngành này. Bất kể khoản nào không phải do du khách tiêu dùng cũng không được tính vào.
Tại bảng 6, sẽ tính toán được các chỉ tiêu sau:
Tổng đóng góp của du lịch |
= |
đóng góp trực tiếp |
+ |
đóng góp gián tiếp |
+ |
đóng góp lan tỏa |
Trong đó:
Đóng góp trực tiếp gồm:
- Giá trị xuất khẩu từ khách du lịch (Chi tiêu khách du lịch quốc tế)
- Chi tiêu du lịch nội địa (chi tiêu của khách nội địa đi du lịch trong nước, chi tiêu trong nước của khách nội địa trước khi đi du lịch nước ngoài, chi tiêu bằng hiện vật)
Đóng góp gián tiếp gồm:
- Chi tiêu của chuỗi cung ứng nội địa (các nhà cung cấp đầu vào cho đơn vị trực tiếp phục vụ khách du lịch)
- Chi tiêu đầu tư cho du lịch
- Chi tiêu công hỗ trợ chung hoạt động ngành du lịch (VD: xúc tiến quảng bá, bảo đảm trật tự, an toàn an ninh…)
Đóng góp lan tỏa gồm: Tiêu dùng của những lao động trực tiếp trong ngành du lịch và lao động gián tiếp liên quan đến ngành du lịch.
Trung tâm Thông tin du lịch
Tin khác